Tổng quan về bệnh Ung thư Phổi

Tổng quan về bệnh Ung thư Phổi

Thực trạng ung thư phổi tại Việt Nam

Mỗi năm có hơn 20.000 người mắc bệnh ung thư phổi, trong đó có đến 17.000 người đã tử vong, 56 người mắc mới mỗi ngày. Với tốc độ gia tăng người mắc như hiện nay, con số ấy có thể lên đến 34.000 người mỗi năm. Dự tính đến năm 2020, mỗi ngày sẽ có thêm 90 người mắc mới ung thư phổi.

Nguyên nhân phổ biến chính là do hút thuốc, bao gồm cả chủ động và thụ động. Ung thư phổi 90% là do hút thuốc lá. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có tỷ lệ hút thuốc cao nhất thế giới với 56,1% nam giới và 1,8% nữ giới. Theo đó, tỷ lệ hút thuốc lá thụ động tại Việt Nam rất cao, ước tính 67,6% người không hút thuốc bị phơi nhiễm tại nơi làm việc.

Theo thống kê, 30% tỷ lệ mắc khối u phổi đều liên quan tới hút thuốc dài hạn. Ngoài ra, do các chất gây ung thư có thể dễ dàng hấp thụ qua phổi, dẫn đến tổn hại hệ thống và do đó gây ra ung thư thanh quản, ung thư thực quản, ung thư miệng, ung thư bàng quang, ung thư thận, ung thư tuyến tụy.

Nguyên nhân thứ hai dẫn đến căn bệnh ung thư phổi là do ô nhiễm môi trường. Các dữ liệu cho thấy rằng ô nhiễm không khí là một trong những lý do nghiêm trọng gây ra ung thư phổi.

Ung thư phổi là gì?

Là khối u ác tính phát triển từ biểu mô của đường hô hấp và các phế nang. Giống như các bệnh ung thư, ung thư phổi bắt đầu khi 1 hoặc nhiều tế bào phân chia một cách không kiểm soát được. Sau khoảng 20 lần phân chia như vậy hình thành 1 khối tế bào nhỏ đường kính 1cm. Nếu các tế bào này tiếp tục nhân lên thì khối u này tiếp tục gia tăng về kích thước.

Ở một số giai đoạn của quá trình này, những tế bào có thể rời khỏi khối u ban đầu và lưu hành đến các thành phần khác của cơ thể và phát triển thành những khối u mới.

Có 2 loại ung thư phổi chính, đó là: Ung thư phổi tế bào nhỏ và ung thư phổi không tế bào nhỏ. Để xác định được loại ung thư phổi, thường phải quan sát trên kính hiển vi.

– Ung thư phổi tế bào nhỏ (Small Cell Cancer – SCLC). Ung thư phổi tế bào nhỏ có tốc độ phát triển khá nhanh và có khả năng lây lan nhanh chóng và máu, cũng như một số bộ phận khác trên cơ thể.

– Ung thư phổi không tế bào nhỏ (Non Small Cell Lung Cancer – NSCLC). Đây là loại ung thư phổi phổ biến hơn và có tốc độ lây lan chậm hơn loại ung thư phổi tế bào nhỏ.

Theo thống kê, có đến 80% số bệnh nhân mắc ung thư phổi là ung thư phổi không tế bào nhỏ. Trong loại bệnh ung thư phổi này, còn có 3 nhóm nhỏ là ung thư phổi tuyến, ung thư phổi biểu mô tế bào vảy và ung thư phổi biểu mô tế bào lớn.

Ung thư phổi là gì?

Các giai đoạn của ung thư phổi tế bào nhỏ

  • Giai đoạn hạn chế: Những tế bào ung thư được tìm thấy chỉ nằm trong 1 lá phổi và một số mô nằm xung quanh nó mà thôi.
  • Giai đoạn mở rộng: Các tế bào ung thư lan nhanh và được tìm thấy ở nhiều nơi trong các mô của lồng ngực bên ngoài phổi nơi nó bắt đầu. Hoặc cũng có thể được tìm thấy ở những cơ quan ở nằm xa phổi hơn.

Các giai đoạn ung thư phổi không tế bào nhỏ

Ung thư phổi không tế bào nhỏ phức tạp hơn so với bệnh ung thư phổi tế bào nhỏ. Và được phân loại theo phương pháp TNM. Chia thành các giai đoạn của ung thư phổi không tế bào nhỏ như sau:

Giai đoạn che lấp

  • Các tế bào ung thư phổi được tìm thấy trong đờm hoặc trong mẫu nước trong quá trình nội soi phế quản. Nhưng các khối u của ung thư phổi không thể được nhìn thấy trong phổi.

Giai đoạn 0

  • Các tế bào ung thư phổi dần dần được tìm thấy trong phổi. Nhưng chỉ nhìn thấy một phần nhỏ nằm trong cùng của phổi ở lớp niêm mạc mà thôi
  • Khối u không phát triển qua lớp niêm mạc này. Một khối u giai đoạn 0 gọi là ung thư tiểu mô tại chỗ
  • Khối u này không phải là ung thư lây lan.

Giai đoạn I

  • Những tế bào ung thư chỉ nằm trong phổi và không thể bị lây lan ra bên ngoài
  • Các mô xung quanh phổi vẫn bình thường.

Giai đoạn II

  • Các tế bào ung thư lây lan ra nhiều vị trí xung quanh phổi như thành ngực, màng phổi, hạch bạch huyết hay lớp màng bao quanh tim…

Giai đoạn III

  • Các tế bào ung thư bắt đầu lây lan nhiều hơn, nhiều nhất là ở lồng ngực giữa vị trí tim và phổi
  • Các mạch máu trong khu vực này cũng có thể bị ảnh hưởng
  • Ung thư có nguy cơ lây lan sang cổ dưới.

Giai đoạn IV

  • Ung thư lây lan sang lá phổi còn lại hoặc một số bộ phận khác nằm trong cơ thể chúng ta
  • Giai đoạn này là giai đoạn cuối của bệnh ung thư phổi và các tế bào ung thư không thể bị loại bỏ bằng phẫu thuật.

Các giai đoạn của bệnh ung thư phổi

Các triệu chứng bệnh ung thư phổi

Những người khác nhau có triệu chứng khác nhau đối với ung thư phổi. Một số người có triệu chứng liên quan đến phổi. Một số người bị ung thư phổi đã lan sang các bộ phận khác của cơ thể (di căn) có các triệu chứng cụ thể cho phần đó của cơ thể. Một số người chỉ có các triệu chứng chung về cảm giác không khỏe. Hầu hết những người bị ung thư phổi không có triệu chứng cho đến khi ung thư tiến triển. Các triệu chứng ung thư phổi có thể bao gồm:

  • Ho kéo dài
  • Đau ngực
  • Khó thở
  • Thở khò khè
  • Ho ra máu
  • Cảm thấy rất mệt mỏi mọi lúc
  • Giảm cân không rõ nguyên nhân

Những thay đổi khác đôi khi có thể xảy ra với bệnh ung thư phổi có thể bao gồm các đợt viêm phổi lặp đi lặp lại và các hạch bạch huyết bị sưng hoặc phồng to ở bên trong ngực ở khu vực giữa phổi.

Những triệu chứng này cũng có thể xảy ra với các bệnh khác. Nếu bạn có một số triệu chứng này, hãy đến ngay các cơ sở y tế gặp bác sĩ, để tìm ra nguyên nhân 1 cách nhanh nhất.

Cùng DoLife chung tay hành động đẩy lùi ung thư phổi.

BForum - The world's leading Blockchain Forum mywebsite.vn